*COD & Shipping Charges may apply on certain items.
Review final details at checkout.
₹3104
Out Of Stock
All inclusive*
About The Book
Description
Author
Đây là quyển sách mà tôi và Hòa Thượng Thích Bảo Lạc bào huynh của tôi viết chung thành một tập hồi ký để lưu dấu lại những ngày xa xưa cũ. Nếu để lâu sau này chưa chắc gì chúng tôi sẽ còn viết được như thế này. Vì năm nay Hòa Thượng Thích Bảo Lạc đã 72 tuổi và tôi cũng đã 65 tuổi rồi. Cái tuổi mà người xưa thường nói: 60 tuổi trở lên chỉ tính từng năm 70 tuổi trở lên chỉ tính từng tháng và 80 tuổi trở lên chỉ tính từng ngày. Vậy có được mỗi ngày mỗi tháng hay mỗi năm để sống để viết để trao truyền lại những gì đã đi qua trong đời mình lại cho thế hệ đi sau quả là điều nên làm biết bao nhiêu. Nếu không được như vậy quả là một sự mất mát không gì có thể sánh được. .... Cha tôi sắm cho tôi một bình mực và một cây bút rông (rond) một quyển tập và dẫn tôi đến trường. Hôm ấy là một buổi sáng mai mùa thu năm 1956. Thầy giáo dáng người thấp tóc hớt ngắn gọn tuổi độ 18 20. Ông tên là Trịnh Đức Hoàng. Những ngày đầu ông ta nói gì chúng tôi không rõ mặc dầu đều là tiếng Quảng Nam. Thầy người xã An Bình vào đây dạy học. Thuở ấy tôi chẳng biết ai trả lương cho Thầy nhưng chúng tôi thì chỉ có bề chăm lo học tập. Đầu tiên Thầy viết lên bảng mấy chữ cái: a b c d đ rồi bắt chúng tôi lặp lại. Sau đó tập viết và tập học thuộc lòng. Những ngày đầu lũ trẻ chúng tôi chỉ thích chơi và ít ham học cho nên Thầy cho về sớm và ngày 2 buổi chúng tôi vẫn cắp sách đến trường như vậy bất kể là mưa nắng. Ngày trời mưa Mẹ tôi cho tôi một cái tơi chằm bằng lá núi để đi học. Cái tơi có 2 cánh tay xỏ vào và ở xa trông như một con gà con mới vừa mọc cánh; nhưng rất ấm; nếu có gió lạnh từ phương xa thổi đến. Sau này mới có áo mưa làm bằng nylon chứ ngày ấy bọn học trò chúng tôi toàn mang những chiếc áo tơi được chằm bằng lá rừng ấy.