*COD & Shipping Charges may apply on certain items.
Review final details at checkout.
₹2363
₹2497
5% OFF
Paperback
All inclusive*
Qty:
1
About The Book
Description
Author
Sách này do Giáó Sư sưu tầm và giới thiệu lần đầu tiên. Đây cũng là một kiệt tác Nôm Miền Trung thế kỷ 18 theo nhận định của Giáó Sư. Tác phẩm mà quý vị đang có trên tay là do GS Nguyễn Văn Sâm giới thiệu phiên âm; được học giả Nguyễn Hiền Tâm đính chánh viết Bạt; và phần chính là từ bản Nôm cung cấp bởi học giả Trương Ngọc Tường....Bản văn Truyện Chàng Lía hay Văn Doan Diễn Ca thực sự không thuần túy văn học theo nghĩa chúng ta thường nghĩ về Truyện Kiều hay Chinh Phụ Ngâm Khúc. Trong khi Truyện Kiều của Nguyễn Du và Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn được biết chính xác tên tác giả thì Truyện Chàng Lía không thể biết tác giả là ai. Trong khi Truyện Kiều và Chinh Phụ Ngâm được sáng tác cho nền văn hóa đọc thì Truyện Chàng Lía được soạn ra để phục vụ cho nền văn hóa sân khấu.Ngàỳ hôm nay chúng ta không biết chính xác ai là tác giả những dòng thơ Nôm này thể văn mà Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm gọi là thơ tuồng trong đó người hát thơ qua nhiều đời đã pha lẫn vào các thể văn cho thích hợp với trình diễn sân khấu như các hình thức: nói hát nam hát khách than thở... của hát bội....Toàn bộ bài dài 3 kỳ của Quách Tấn không hề nêu nghi vấn nào về Chàng Lía có mặt trên đời này hay không. Và từng dòng chữ của họ Quách đều như xác minh rằng đúng là có Chàng Lía hiệp sĩ áo vải trong lịch sử như thế. ......Cuốn sách Người Hùng Bình Định Nổi Loạn Truông Mây do GS Nguyễn Văn Sâm sưu tầm và giới thiệu đã lần đầu tiên đưa một văn bản thơ tuồng từ nền văn học sân khấu của dân gian trở về dạng văn bản đọc thích nghi với ngôn ngữ có thể hiểu được cho người thời nay.Không có gì tuyệt vời hơn là khi tìm hiểu về một hiệp sĩ áo vải (nói theo Quách Tấn) đã bị nhiều triều đình qua 3 thế kỷ xóa tên ra khỏi chính sử... thậm chí tới như đời nay Mộ Chàng Lía ở Truông Mây cũng còn bị bỏ quên.Nhưng có một tượng đài vô hình của Chàng Lía vẫn còn được lưu giữ trong lòng người. Thời xưa thì hình ảnh Chàng Lía được giữ qua thơ tuồng hát nói lưu diễn qua các sân khấu làng xóm. Và bây giờ hình ảnh Chàng Lía lưu giữ qua nền văn hóa đọc qua cuốn sách mà Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm đã sưu tầm giới thiệu và bổ chính một cách tuyệt vời. ...Phan Tấn Hải(sinh viên cũ của Giáo Sư Nguyễn Văn Sâm thời Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước 1975)