*COD & Shipping Charges may apply on certain items.
Review final details at checkout.
₹568
₹790
28% OFF
Paperback
All inclusive*
Qty:
1
About The Book
Description
Author
Phật giáo Việt Nam đã thống nhất nhưng là thống nhất trên ý chí trên hiến chương trên hình thức tổ chức chi chi đó thôi chứ có một điều chưa bao giờ thống nhất được: ấy là tư tưởng Phật học. Mỗi tông phái thường có một số kinh điển làm tư tưởng nồng cốt cho tông phái mình từ đó làm kim chỉ nam cho sinh hoạt tu hành xiển dương phát triển v.v... Như vậy thì rõ ràng tính từ xưa đến nay số kinh điển ấy rất nhiều thật không kể xiết. Người nghiên cứu kinh điển thường có cái nhìn một phía một chiều. Chính vì vậy mới gọi là mạt pháp. Mỗi người đều học hỏi được một số điểm giáo lý nào đó và họ chợt nhận ra rằng những cái thấy của họ đều khác nhau! Không những vậy mà ngay chính từ một điểm giáo lý trong cùng một tông phái cái nhìn mỗi người cũng đã khác nhau rồi. Tại sao vậy? Tại vì thời của chúng ta là thời mạt pháp. Mạt pháp tức là cái ngọn. Chánh pháp là cái gốc. Tượng pháp là cành nhánh. Còn mạt pháp thì mỗi ngọn một hướng khác nhau! Có một điều buồn cười ở thời đại mạt pháp của chúng ta là tông phái nào cũng bảo mình là Chánh Pháp mà họ không tự hiểu rằng ngay khi phân ra nhánh ngọn là tông phái đã mang đủ tính chất cái ngọn tức là mạt pháp rồi! Tu Phật mà chấp một tông phái tức là chúng ta theo cái ngọn rồi! Mỗi tông phái thường có một tông chỉ khác nhau nên khi chúng ta chấp tông phái này thì thường không đồng ý với tư tưởng của tông phái khác. Thậm chí còn khen mình chê người nữa. Do đó kiến giải không làm sao tránh khỏi sự bất đồng.