Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng (song ngữ Anh Việt): Bản in năm 2017
Vietnamese


LOOKING TO PLACE A BULK ORDER?CLICK HERE

Piracy-free
Piracy-free
Assured Quality
Assured Quality
Secure Transactions
Secure Transactions
Fast Delivery
Fast Delivery
Sustainably Printed
Sustainably Printed
Delivery Options
Please enter pincode to check delivery time.
*COD & Shipping Charges may apply on certain items.
Review final details at checkout.

About The Book

Trong các buổi giảng này những gì tôi trình bày sẽ là một phương tiện thiết yếu để giúp quý vị sử dụng trong việc tự hoàn thiện bản thân. Điều này cũng giống như là quý vị có thể mang bộ não của mình đến phòng thí nghiệm khoa học để khảo sát sâu hơn các chức năng tâm thần rồi nhờ đó quý vị có thể điều chỉnh lại các chức năng ấy theo hướng tích cực hơn. Một người tu tập theo Phật pháp nên chọn quan điểm sống luôn nỗ lực thay đổi chính mình để ngày càng hoàn thiện hơn. Những ai thuộc các truyền thống tôn giáo khác nhưng quan tâm đến Phật giáo hoặc thấy mình có sự ưa thích những pháp môn đặc thù của đạo Phật như là các pháp thiền quán nuôi dưỡng tâm từ bi cũng có thể được lợi lạc qua việc kết hợp những pháp môn này với truyền thống [tôn giáo] của chính họ và tu tập [theo đó]. Trong kinh văn Phật giáo có giảng giải về nhiều hệ thống [giáo lý] và truyền thống tu tập khác nhau. Những hệ thống [giáo lý] khác nhau này được gọi là các thừa như thiên thừa và nhân thừa Tiểu thừa (Hinayana) Đại thừa (Mahayana) và Mật thừa (Tantra). Nhân thừa và thiên thừa ở đây chỉ đến một hệ thống [giáo lý] vạch ra những phương thức và kỹ năng giúp mang lại một tình trạng tốt đẹp hơn trong đời sống này hoặc đạt được một sự tái sinh nhiều thuận lợi trong tương lai ở cõi người hoặc cõi trời. Một hệ thống [giáo lý] như thế nhấn mạnh vào tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng thiện hạnh. Bằng cách thực hành nhiều việc thiện và tránh không làm các điều xấu ác chúng ta có thể sống một đời chân chánh và có khả năng đạt được một tái sanh thuận lợi trong tương lai.
downArrow

Details